Không khí ô nhiễm gây bệnh thận mạn tính

Nhưng một nghiên cứu mới công bố còn cho thấy ô nhiễm không khí cũng gây ra nguy cơ bệnh thận mãn tính do thận bị tổn thương hoặc không lọc máu chính xác.

Tiến sĩ Jennifer Bragg-Gresham, chuyên gia dịch tễ học của Đại học y Michigan, cho rằng tương tự như hút thuốc lá, tình trạng ô nhiễm không khí chứa những chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Thận lọc một lượng máu lớn qua nó và nếu bất kỳ yếu tố nào đe dọa hệ tuần hoàn thì thận là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng. Ở người đái tháo đường, béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh tim thì có nguy cơ cao phát triển bệnh thận mãn tính. Những người sống trong vùng bị ô nhiễm nặng cũng bị nguy cơ cao và cần phải được cảnh báo. Không khí ô nhiễm chứa các phân tử nhỏ (gọi là PM2.5), đây là một hỗnhợp các phân tử rất nhỏ. Bởi các phân tử này rất nhỏ và nhẹ nên chúng tồn tại lâu dài trong không khí, làm con người không thể tránh khi hít vào. PM2.5 gây ảnh hường sức khỏe nghiêm trọng khi thường xuyên hít chúng.

Chuyên gia thận của đại học Michigan là Rajiv Saran cho rằng ở vùng ô nhiễm nặng hơn sẽ thấy nhiều bệnh nhân bệnh thận mãn tính. Theo các chuyên gia thì bệnh thận mãn tính ảnh hưởng hơn 27 triệu người Mỹ. Những người bệnh thận mãn tính có nguy cơ cao gấp tám lần tử vong tim mạch. Điều khó khăn là không thể loại trừ PM2.5 ra khỏi không khí. Có rất nhiều hoạt động đơn giản hàng ngày gây ra ô nhiễm không khí như nấu ăn và chạy xe. Những yếu tố khác là hút thuốc, đốt rừng, sản phẩm xịt, thiết bị gia dụng. Không khí ô nhiễm chứa nhiều kim loại nặng, thủy ngân và cadmium, tất cả chất này đều tác động xấu đến thận. Điều mà các nhà khoa học Mỹ khuyến cáo là mức PM2.5 đo được ở Mỹ thấp hợn nhiều so với các nước công nghiêp hóa như Trung Quốc và Ấn Độ. Những nước có mức PM2.5 cao hơn thì có tỉ lệ bị bệnh thận mãn tính cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là đưa ra khuyến cáo khi tiếp xúc với không khi ô nhiễm đặc biệt là những người vốn có các vấn đề về sức khỏe để có thể phòng tránh các bệnh thận.

MINH THƯ

((Theo PLOS ONE, 8/2018))